dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam

Thứ sáu, 02/06/2023 | 22:02 GMT+7

Thứ sáu, 02/06/2023 | 22:02 GMT+7

Quy trình cho vay

Đối với vốn vay ưu đãi IBRD: Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cấp một khoản tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam từ nguồn IBRD với thời hạn 10 năm, thời gian ân hạn 5 năm, đồng tiền cho vay là đồng Đô la Mỹ (USD), lãi suất được tính bằng lãi suất Libor cộng chênh lệch cố định, phí thu xếp khoản vay là 0,25% số vốn vay, cộng phí cam kết là 0,25%/năm tính theo tổng cam kết chưa giải ngân, bên vay được quyền chuyển đổi đồng tiền, lãi suất vay trong thời hạn khoản vay theo quy định của IBRD.
Bộ Tài chính là cơ quan nhận nợ và cho các ngân hàng tham gia dự án (chịu rủi ro tín dụng 100%) vay lại toàn bộ phần vốn vay ưu đãi từ nguồn IBRD của WB theo quy định của Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 07 năm 2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ với các điều kiện tương tự về đồng tiền cho vay lại và thu hồi nợ (USD), thời hạn cho vay lại bằng thời hạn vay WB (10 năm), lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay WB, các phí khác bằng mức phí do WB áp dụng cho khoản vay gốc và cộng phí cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ gốc theo quy định.
Lãi suất và thời hạn vay vốn từ các ngân hàng thương mại đến các doanh nghiệp công nghiệp xác định theo cơ chế thị trường. Thời hạn của khoản vay sẽ được ngân hàng tham gia và doanh nghiệp xác định trên cơ sở loại dự án tiết kiệm năng lượng, thời gian hoàn vốn của dự án.
Chi tiết cơ chế tài chính được miêu tả như sơ đồ trên.
Các số liệu về lãi suất trong sơ đồ chỉ có tính chất tham khảo. Điều khoản vay lại giữa các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia xác định trên cơ sở thương mại.
Các ngân hàng tham gia dự án sẽ chịu rủi ro tín dụng và chịu trách nhiệm đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng đối với các khoản vay cho các dự án tiết kiệm năng lượng theo quy trình đảm bảo lựa chọn dự án có hiệu quả cao, khả năng thu hồi vốn để trả nợ cho Bộ Tài chính. Việc cho vay của các ngân hàng tham gia dự án đối với các chủ đầu tư được thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tài chính, tín  dụng.
Chi tiết cơ chế tài chính trong nước đối với dự án, phần vốn vay IBRD được thực hiện theo phê duyệt tại văn bản số 940/VPCP-QHQT ngày 07 tháng 02 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ.


- Thay thế các công nghệ công nghiệp kém hiệu quả bằng các công nghệ tiết kiệm năng lượng như nồi hơi công nghiệp, lò nung và các hệ thống trao đổi nhiệt hiệu suất cao;
- Thu hồi và tận dụng khí phụ phẩm và nhiệt thải;
- Lắp đặt các thiết bị điện và cơ khí hiệu suất cao, bao gồm các động cơ, chiếu sáng, máy bơm, các thiết bị nhiệt và thông gió;
- Tối ưu hóa các hệ thống công nghiệp để tiết giảm sử dụng năng lượng;
- Sử dụng năng lượng tái tạo để tiết kiệm điện hoặc nhiên liệu trong các doanh nghiệp công nghiệp (hệ thống đồng phát, hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời cho sưởi ấm,...)
- Các dự án khác được Ngân hàng Thế giới chấp thuận.
Các IE nhà nước và tư nhân đều hợp lệ tham gia vào dự án miễn là các doanh nghiệp này không có sở hữu chéo với PFI mà họ đăng ký xin vay lại. Dự án nhằm mục đích hỗ trợ các IEs có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn. Tất cả các IEs đều có thể tham gia bất kể ở cấp độ quy mô nào.
ESCOs (bao gồm cả các công ty cho thuê), là các công ty cung cấp nhiều loại dịch vụ để thực hiện các dự án TKNL thông qua các hợp đồng dựa trên năng lực thực hiện, theo đó người sử dụng cuối thanh toán cho các dịch vụ từ tiết kiệm năng lượng được chứng minh, cũng sẽ hợp lệ để tham gia vào VEEIE.
Chỉ cho vay lại khoản vay cho các dự án TKNL dành cho các IEs//ESCOs. Một IE/ESCO được gọi là hợp lệ nếu:
• IE/ESCO đó đã đăng ký và hoạt động theo quy định và pháp luật có liên quan của Việt Nam; và nếu
• IE đáp ứng các yêu cầu của PFI theo thực tiễn thương mại bình thường đối với loại khoản vay tương tự.
Bước 1. IEs sẽ tiến hành sàng lọc theo các tiêu chí hợp lệ để tham gia vào VEEIE, tiêu chí hợp lệ bao gồm các tiêu chí về kỹ thuật, xã hội và môi trường. Nếu các tiêu chí hợp lệ được đáp ứng, IEs sẽ lập và trình hồ sơ xin vay lên các PFIs. Ngoài các yêu cầu chuẩn sử dụng trong tập quán thương mại, hồ sơ xin vay sẽ bao gồm nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tính toán năng lượng tiết kiệm được (và kiểm toán năng lượng nếu cần), kế hoạch đấu thầu, phân tích kinh tế và tài chính, các tài liệu an toàn môi trường và xã hội (nếu có yêu cầu). 
Thiết kế kỹ thuật và tính toán tiết kiệm năng lượng cần phải được lập bởi các đơn vị tư vấn đạt yêu cầu được cơ quan có thẩm quyền của chính phủ cấp phép. Dự án có thể yêu cầu một công ty tư vấn độc lập thẩm tra thiết kế dự án và tính toán tiết kiệm năng lượng của tiểu dự án.
Bước 2. PFIs có thể nhận được khoản vay lại cho các tiểu dự án TKNL nếu các dự án này đáp ứng các yêu cầu đối với cho vay lại. Khoản cho vay lại được giới hạn tối đa 80% tổng mức đầu tư. Nếu một dự án đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với cho vay lại thì PFI đó có thể lập một bộ Hồ sơ xin vay lại bao gồm Yêu cầu vay lại (thư mẫu), Tóm tắt Hồ sơ xin vay lại và tất cả các tài liệu đi kèm cần thiết cho công tác rà soát. Hồ sơ xin vay lại có thể được đệ trình dưới dạng file điện tử lưu trong CD hoặc DVD.
Nếu dự án đã trình hồ sơ xin vay lại đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với cho vay lại thì PFI sẽ trình hồ sơ hoàn chỉnh (dạng file điện tử càng nhiều càng tốt) lên WB để xin Không phản đối. Hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm: (i) Yêu cầu thư không phản đối của PFI gửi lên WB; (ii) Hồ sơ xin vay lại; và (iii) Danh mục kiểm tra các yêu cầu đối với cho vay lại của PFI.
Bước 3. WB sẽ rà soát kỹ lưỡng các hồ sơ xin vay lại được đệ trình để xin Không phản đối. Có 3 khả năng sau:
1. WB sẽ phát hành thư Không phản đối;
2. WB sẽ phát hành thư Không phản đối có điều kiện;
3. WB sẽ thông báo với các PFIs là WB không thể phát hành thư Không phản đối và sẽ nêu rõ lý do tại sao
Đối với khả năng 2, PFI phải đảm bảo rằng các điều kiện để được Không phản đối phải được đáp ứng trước khi phê duyệt hồ sơ xin vay lại. Đối với khả năng 3, PFI sẽ đánh giá xem cần phải làm gì để giải quyết những lo ngại của WB. Nếu những vấn đề đó có thể giải quyết được thì trình hồ sơ chỉnh sửa lên WB xem xét. Còn nếu không thì PFI sẽ thông báo cho IEs biết.   
WB cam kết rà soát hồ sơ xin vay lại do PFIs trình lên trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận.
Trong trường hợp WB phát hành NOL để tài trợ cho tiểu dự án TKNL thì MOF và MOIT cũng sẽ đồng thời được thông báo để biết và thực hiện/giám sát khoản vay.
Bước 4. Nếu nhận được NOL từ WB, PFIs thông báo cho IE biết là tiểu dự án TKNL nhận được phê duyệt cho vay lại từ VEEIE và IEs sẽ thực hiện khoản vay TKNL theo hiệp định vay vốn và các yêu cầu của VEEIE. Nếu PFI nhận được NOL có điều kiện thì PFI phải đảm bảo rằng IE sẽ hoàn thành các điều kiện trong NOL trước khi phê duyệt hồ sơ xin vay lại.
Bước 5. Nếu hồ sơ xin vay nhận được phê duyệt và có được NOL từ WB thì PFI có thể giải ngân khoản vay từ tài khoản chỉ định. Hướng dẫn chi tiết, quy trình và thủ tục giải ngân được trình bày trong Phần B – Thực hiện khoản vay.
Bước 6. Trong quá trình thực hiện dự án, MOIT sẽ giám sát việc thực hiện tất cả các tiểu dự án đã được phê duyệt và đảm bảo rằng IEs và PFIs thực hiện các dự án TKNL tuân theo các yêu cầu của VEEIE.
Nếu tổng mức đầu tư của tiểu dự án TKNL đệ trình xin vay lại trong VEEIE bằng hoặc dưới 500 nghìn US$, tiểu dự án đó sẽ được kiểm tra sau. Tiểu dự án sẽ được sàng lọc và thẩm định bởi các PFI và không cần chuyển lên Ngân hàng Thế giới để xin Không phản đối. Nếu tiểu dự án TKNL đáp ứng tất cả các điều kiện, PFI có thể giải ngân khoản vay cho tiểu dự án và giám sát việc thực hiện tiểu dự án đó theo OM.
MOIT và Ngân hàng Thế giới sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra sau, hai mươi phần trăm (20%) tổng số tiểu dự án có tổng mức đầu tư bằng hoặc dưới 500 nghìn US$ sẽ được kiểm tra để xác nhận rằng tất cả các yêu cầu đều được đáp ứng và việc thực hiện ước tính năng lượng tiết kiệm được là chính xác. Nếu một tiểu dự án về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu đó, khoản tiền đã giải ngân phải trả lại cho tài khoản chỉ định IBRD.
PFIs là đơn vị cho vay lại các tiểu dự án TKNL hợp lệ từ hạn mức tín dụng dự án VEEIE. PFIs cũng sẽ cam kết các nguồn tiền của mình cho mỗi tiểu dự án, tuy nhiên khi triển khai dự án và trong quá trình giải ngân, không yêu cầu các ngân hàng thương mại tham gia phải đảm bảo đúng tỉ lệ (khoảng 20% tổng vốn vay) cho từng tiểu dự án. Thay vào đó, các ngân hàng thương mại sẽ chỉ phải đảm bảo tỉ lệ vốn đối ứng, dự kiến khoảng 20% tổng vốn vay cho tổng số các tiểu dự án mà ngân hàng thực hiện cho vay. Giá trị cho vay lại từ hạn mức tín dụng đối với một dự án TKNL hợp lệ của IE được vay tối đa là 80%. Đóng góp từ nguồn vốn của PFI đối với từng tiểu dự án được khuyến khích và linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện thực tế chứ không bắt buộc. Điều khoản MOF cho vay lại các PFIs bao gồm:
• Đồng tiền vay: Khoản cho vay lại sẽ bằng USD trong đó trị giá khoản vay gốc được cung cấp cho PFI theo SLA.
• Thời gian vay lại: Thời gian vay trong SLA là 10 năm kể từ khi VEEIE có hiệu lực. Thời gian ân hạn là 5 năm kể từ khi VEEIE có hiệu lực.
• Trả nợ: PFI có trách nhiệm trả nợ khoản vay theo kế hoạch nêu trong SLA. Trả nợ khoản gốc sẽ bắt đầu sau 5 năm VEEIE có hiệu lực.
• Lãi suất. Lãi suất từ MOF xuống các PFIs sẽ dựa vào Libor 6 tháng cộng với phí thu xếp vốn và phí cam kết, và phí quản lý phải trả cho MOF là 0,25% theo Nghị định 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay của nước ngoài.
• Điều kiện: SLA sẽ bao gồm một điều kiện là quyền của PFI trong việc sử dụng khoản vay sẽ bị đình chỉ nếu PFI không thực hiện được các nghĩa vụ quy định trong SLA hoặc tiếp tục theo các yêu cầu về pháp lý và quy định áp dụng cho các hoạt động của mình.
Mỗi PFI cam kết được phân bổ một phần khoản vay IBRD và giải ngân sẽ tuân thủ “phương pháp tạm ứng” hoặc “phương pháp hoàn trả”. 
PFI sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn trả toàn bộ tiền gốc và lãi của khoản vay cho MOF và phải chịu tất cả các rủi ro tài chính và tín dụng và rủi ro hối đoái (nếu có). PFI phải giám sát và kiểm soát các IE và các tiểu dự án của họ để đảm bảo hoàn trả khoản vay theo các điều khoản đã thỏa thuận. Hợp đồng vay lại giữa PFI và IE sẽ quy định báo cáo các thông tin theo định kỳ và kịp thời là một điều kiện đi kèm khoản vay. PFI sẽ dùng các báo cáo đó để hỗ trợ quản lý dư nợ tín dụng của mình và đáp ứng các yêu cầu về báo cáo của PMB.
• Điều khoản và Thời hạn vay
Một trong những mục tiêu chính của VEEIE là chuyển trách nhiệm cấp vốn thương mại và quyết định tín dụng từ chính phủ sang khu vực tư nhân, với sự tham gia hạn chế của MoIT và MOF vào việc xác định lãi suất vay. Những điều khoản và điều kiện vay cần được PFIs và doanh nghiệp vay vốn thương thảo theo như thực tiễn thương mại khi cho thành phần tư nhân vay. Khoản vay từ MOF xuống các PFIs có thời hạn 10 năm và đồng tiền vay bằng đô la Mỹ. Khoản vay từ PFIs xuống doanh nghiệp vay vốn cuối cùng có thể bằng đồng Việt Nam hoặc đô la Mỹ theo quy định của chính phủ, thời hạn vay do PFI và doanh nghiệp vay vốn cuối cùng thỏa thuận tùy thuộc vào loại dự án TKNL nhưng không được vượt quá 10 năm.
• Các yêu cầu khác
Các dự án TKNL hợp lệ để được cho vay lại nếu hợp đồng vay giữa IEs/ESCOs và PFIs bao gồm những điều khoản sau:
• Yêu cầu các IEs thực hiện và vận hành tiểu dự án theo RP, EP và EMP đã được phê duyệt bao gồm trách nhiệm đối với nhà thầu trong việc đáp ứng các yêu cầu của EMP;
• Yêu cầu các IEs cung cấp cho PFIs các thông tin cập nhật theo định kỳ hàng quý chi tiết về tiểu dự án;
• Tạo điều kiện cho PFI có được quyền từ IEs thông qua hình thức pháp lý phù hợp, bảo vệ lợi ích riêng của mình và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như của IBRD;
• Yêu cầu IEs vận hành và quản lý dự án TKNL theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tài chính và quản lý được chấp thuận;
• Yêu cầu tất cả các hàng hóa, xây lắp và các dịch vụ khác được tài trợ từ khoản vay lại được mua sắm đấu thầu theo các yêu cầu nêu trong OM;
• Trao cho PFI quyền tự tiến hành hoặc cùng với MOIT và IBRD kiểm tra về các hàng hóa và hiện trường và các hồ sơ và thông tin hỗ trợ liên quan;
• Hợp đồng vay có bao gồm một điều khoản đình chỉ hoặc chấm dứt quyền của IE sử dụng khoản vay trong hợp đồng vay đó nếu dự án không tuân thủ các nghĩa vụ đề ra trong hợp đồng vay.
Khi xin vay lại khoản vay cho một dự án TKNL, PFIs cần đệ trình Hồ sơ xin vay lại lên WB. Hồ sơ xin vay lại bao gồm:
1. Đề nghị cho vay lại (thư mẫu)
2. Tóm tắt hồ sơ xin vay lại (RAS)
3. Tất cả các tài liệu đính kèm theo yêu cầu (bao gồm nhưng không giới hạn): (i) Báo cáo soát xét chi tiết của PFI; (ii) tài liệu tiểu dự án bao gồm Nghiên cứu khả thi, EMP, RP, EP; (iii) Kế hoạch đấu thầu; và (iv) Hợp đồng vay vốn dự thảo hoặc đã ký giữa PFI và doanh nghiệp vay vốn)
Hồ sơ xin vay lại bao gồm các tài liệu đính kèm phải, ở mức độ có thể, được đệ trình dưới dạng file điện tử (bằng hoặc CD-ROM hoặc DVD-ROM). Các tài liệu không thể đệ trình dưới dạng file điện tử thì có thể đệ trình bằng bản in.
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 1
  • 0
  • 9